KINH NGHIỆM HỌC PIANO CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Có rất nhiều bạn trẻ khi gặp tôi thường đặt ra những câu rất ngộ nghĩnh và đáng yêu dạng như, học bao lâu thì có thể chơi được “em gái mưa”, rồi thì em đang rất bận, bận học văn hóa, bận học thêm, bận tập yoga, bận làm bài tập… vậy tập piano vào lúc nào??, tập bao lâu thì có thể đánh trọn vẹn Canon in D Để chơi cho mọi người xem?
Với kinh nghiệm gần 30 năm trong nghề diễn, hôm nay xin được gửi tới những người bạn của tôi vài kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được như sau!.

KINH NGHIỆM HỌC PIANO CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

 1.. Tập luyện – Tối thiểu 30 phút một ngày.
Dù có bận bịu đến đâu, nếu còn muốn học Piano tôi mong các bạn mỗi ngày hãy dành ra 30 phút thật tập trung, ngồi vào chiếc ghế tăng đơ ở góc phòng và đặt tay lên các phím đàn, khởi động nhẹ nhàng cùng các hợp âm. Chỉ có tập luyện thường xuyên, mới có ngày bạn khuất phục được Piano – vị hoàng đế của các loại nhạc cụ kia.

  2.. Học đúng lúc, đúng thời điểm
Mỗi người trong chúng ta có một thời điểm “sung” và tập trung nhất trong 1 ngày khác nhau. Nhiều người có thể làm việc hiệu quả nhất vào sáng sớm, có người lại là đêm khuya. Như tôi, thời điểm để tập trung và nhiều năng lượng nhất là 3 giờ chiều. Dù bận bịu đến đâu, tôi cũng cố dành cho mình 30 phút hưng phấn nhất đó trong ngày để tập Piano. Chẳng ai thành công khi tập luyện với tâm trí rối bời và đôi tay còn không buồn đưa quá nổi đầu gối cả.
Mà nhé, đừng trì hoãn, đối với Piano không có khái niệm ngày mai tập bù ngày nay đâu nhé!. Tôi đã chứng kiến rất nhiều bạn trẻ tập theo đúng nghĩa “no dồn đói góp.” Nghỉ cả tuần và tập điên cuồng vào chủ nhật. Ok được thôi,! Không ai dám chắc sẽ thành công hay không với phương pháp tập luyện đó. Nhưng những bạn tập theo cách đó tỉ lệ bán đàn và đem đàn cho vào nhà kho cao lắm các bạn của tôi ạ!. Chúng ta chỉ có 1,2 lý do để luyện tập nhưng có hàng tỉ lý do để gạt Piano sang một bên và ưu tiên những thói quen khác.

 3.. Hãy yêu 1 bản nhạc
Nghe có vẻ dễ, nhưng thực sự để yêu rồi hiểu 1 bản nhạc chúng ta cần nhiều hơn là mở Spotify ra và nghe thứ gì đó “có vẻ” hay hay. Hãy tìm hiểu về ca khúc hoặc một tác phẩm mà bạn thật sự thấy thích thú, rồi sau đó đừng ngại ngần đưa ra các đánh giá của cá nhân, tìm hiểu nó, cách nó ra đời, … để sau đó bạn có thể hiểu và yêu bản nhạc theo cách riêng của mình.
Chúng ta thường có chung một thói quen là luôn hình dung 1 ngày mình sẽ chơi bản nhạc yêu thích kia trên sân khấu với hàng vạn khán giả vây quanh, hoặc đơn giản hơn là biểu diễn trước những người ta yêu dấu,. Đó là một thói quen vô cùng tốt đối với Piano. Hãy mơ mộng đi, nó sẽ là động cơ vĩnh cửu cho đam mê của bạn.

🎼4.. Hãy sắm cho mình một cây đàn
Về cơ bản, điều này gần như là chắc chắn. Nếu muốn có nhiều thời gian tập luyện, bạn phải có cho mình một cây đàn. Trước đây, khi kinh tế còn khó khăn. Để học đàn ở các nhạc viện, sinh viên phải đặt lịch, phải thu xếp thời gian và kiên nhẫn chờ đợi đến lượt để được chạm vào cây đàn. Ngày nay, việc sắm một cây đàn cho việc tập luyện đối với những người chơi Piano không còn là điều quá khó khăn nữa.
Còn nếu bạn đang băn khoăn liệu mua đàn về có phí hay không, hãy tới các trung tâm để được tập thử. Một trung tâm dạy đàn uy tín và tâm huyết với Piano luôn tạo điều kiện hết sức để các học viên có nhiều cơ hội tiếp xúc với đàn trước khi họ đưa ra quyết định mua đàn cho riêng mình.

   Trên đây là những điều mà tôi đúc kết được để dành cho những bạn mới tập chơi Piano. Giống như rất nhiều môn nghệ thuật khác, đam mê cùng với rèn luyện thường xuyên sẽ đưa bạn tới những thành quả tuyệt vời.
Chúc các bạn luôn vững tin vào sự lựa chọn của mình và giữ lửa đam mê với Piano!

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *